Lan can cầu thang là vật liệu khác phổ biến trong cuộc số hàng hàng. Tuy nhiên những kiến thức chuyên sâu về chúng thì còn khác ít. Hãy cùng đội ngũ kỹ sư của Đất Việt Land tìm hiểu chi tiết về cấu tạo; tác dụng; phân loại lan can; giá cả của chúng trên thị trường như thế nào. Chuyên mục này tổng hợp tất cả những gì bạn nên biết về lan can, tay vin, cầu thang…
Lan can cầu thang là gì.
Lan can cầu thang là một hạng mục kiến trúc xây dựng tương đối kiên cố, đóng vai trò như là một rào cản của sân thượng, ban công, cầu, cầu thang hoặc cấu trúc khác. Trường hợp lan can được xây dựng hay lắp đặt trên mái nhà, nó chỉ đơn giản có thể là một phần của một bức tường bên ngoài liên tục theo của bề mặt mái nhà.
Cấu tạo của lan can cầu thang phổ biến
>Xem thêm tại :
- Tay vịn: Tay vịn là bộ phận của cầu thang được mọi người bám vào để hỗ trợ khi lên xuống cầu thang. Tay vịn phải tạo sự ổn định và dẫn hướng liên tục dọc theo cầu thang. Tay vịn có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: Gỗ; inox; sắt; thép; Nhôm đúc;… Nó có thể được gắn vào tường, kéo dài từ mặt bên của lan can cầu thang, hoặc đặt trên đầu các cột (trụ thẳng đứng) ở mặt thoáng của cầu thang.
- Lan can: Lan can là hàng rào ngăn mọi người rơi ra khỏi thành cầu thang. Lan can phải đủ vững chắc để chống gãy nếu ai đó ngã hoặc đẩy vào. Lan can cũng có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như kính cường lực; inox; sắt thép; gỗ; tường gạch…và có thể được tạo kiểu theo nhiều phong cách khác nhau từ một loạt các trụ dọc đơn giản tạo thành lan can đến lan can cáp hiện đại.
- Trụ cầu thang: Trụ cầu thang là trụ thẳng đứng được trồng cố định lên mặt cầu thang. Trụ cầu thang cũng được tạo thành từ các vật liệu khác nhau như: trụ cầu thang inox; trụ cầu thang gỗ; trụ cầu thang sắt; thép… Trụ cầu thang có tác dụng liên kết và cố định lan can cầu thang tạo sự chắc chắn cho lan can cầu thang.
Công dụng của lan can cầu thang
Lan can là một phần không thể thiếu trong thiết kế xây dựng. Ngoài tác dụng chính là tạo sự an toàn cho người sử dụng khi lên xuống cầu thang, lan can được thiết kế hài hòa với kiến trúc nội thất, phù hợp với không gian diện tích nhà sẽ tạo vẻ duyên dáng, sang trọng cho ngôi nhà.
Có những loại lan can nào
Lan can cầu thang có rất nhiều chủng loại khác nhau chúng được phân loại và gọi tên dựa vào vật liệu cấu tạo nên, có thể kể đến một số loại lan can cầu thang như: Lan can sắt; Lan can kính; Lan can inox; Lan can gỗ… Hoặc chúng có thể kết hợp các loại liệu với nhau để tạo ra các loại lan can khác nhau.
Lan can sắt
Ưu điểm của lan can cầu thang sắt
- Thẩm mỹ: Khác với các loại vật liệu khác, lan can sắt luôn đảm bảo được tính thẩm mỹ theo thời gian nhờ sự thanh thoát đặc trưng cho không gian nhà ở. Đó cũng là lý do tại sao lan can cầu thang sắt được sử dụng nhiều hơn trong các ngôi nhà mang phong cách từ cổ điển đến hiện đại.
- Biến tấu đa dạng: Ngoài yếu tố thẩm mỹ của lan can sắt, chúng còn phù hợp để gia chủ có thể thoải mái biến tấu theo sở thích cá nhân của gia chủ. Ví dụ: gia chủ có thể yêu cầu phần sắt, hoa sắt kết hợp tay vịn gỗ hoặc bậc lát đá,… Tất cả đều tạo nên những dấu ấn riêng biệt.
- Chắc chắn: Yếu tố chắc chắn cũng không thể bỏ qua đối với lan can cầu thang sắt vì đây là chất liệu bền vững theo thời gian. Sự chắc chắn này không chỉ đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình trong suốt quá trình sử dụng mà còn gia tăng thêm không gian sử dụng.
- Chi phí hợp lý: Để làm lan can sắt, chi phí cũng không quá cao, vừa túi tiền của nhiều gia chủ nên thường được mọi người lựa chọn khi kiến tạo không gian nội thất trong nhà.
Nhược điểm của lan can sắt
- Oxy hóa: Chất liệu sắt cũng là loại dễ bị oxy hóa nên chúng dễ bị han rỉ, không tiện trong quá trình sử dụng và độ thẩm mỹ nếu sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và sử dụng các loại sơn chống gỉ đang có mặt trên thị trường.
- Khó lựa chọn: Không phải ai cũng biết lựa chọn loại sắt nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nên việc lựa chọn cũng khá khó khăn. Tuy nhiên để khắc khục, gia chủ cũng có thể khắc phục bằng cách lựa chọn được cơ sở sắt, thợ sắt uy tín, chuyên nghiệp.
Lan can kính
Ưu điểm của cầu thang kính
- Bền bỉ: ưu điểm đầu tiên và gây chú ý với người sử dụng đó là loại cầu thang này rất bền. Cầu thang 24h thi công cầu thang kính cường lực kết hợp inox cho ra mẫu sản phẩm vừa đẹp mắt vừa tinh tế.
- Tính thẩm mỹ cao: Ngoài tính bền bỉ, thẩm mỹ cũng là điều mà ng mua hàng quan tâm. Kính trong suốt tạo cảm giác thoáng đãng, mát mẻ, inox sáng bóng sang trọng, không gian sống trở nên lung linh, huyền ảo nhờ tác động của 2 chất liệu này.
- Chắc chắn: Kính cường lực được coi là chất liệu chịu lực chịu nhiệt cực tốt. Cho nên khi chọn lan can kính cho ngôi nhà của mình, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chắc chắn của nó
- Đa dạng kiểu dáng, đa dạng sự lựa chọn: với cầu thang kính, bạn có thể thoải mái lựa chọn phong cách kết hợp kính với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, inox, nhựa,.. với nhiều phong cách thiết kế để phù hợp với gu thẩm mỹ của mình
Nhược điểm của cầu thang kính
- Cầu thang kính có khá nhiều ưu điểm thuyết phục người mua hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều người băn khoăn về sản phẩm này đó là giả thành hơi cao, thời gian thi công lâu.
Lan can inox
Ưu điểm:
- Không lo han rỉ theo thời tiết, môi trường biển và dễ lau chùi bụi bẩn.
- Lau chùi dễ dàng.
- Giá thành thi công rẻ.
Nhược điểm:
- Dễ bị biến dạng, lồi lõm khi bị va chạm mạnh.
Ưu điểm
- Mang lại vẻ đẹp sang trọng, tự nhiên, không những vậy nó còn tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấp áp vào mùa đông.
- Giảm nguy cơ trơn trượt hơn các loại sắt hay inox cũng như kính.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cho gỗ khá lớn.
- Với thời tiết gió mùa ở khu vực phía bắc cũng như gió Nồm thường thấy ở khu vực phía bắc dễ mang lại ẩm mốc do ẩm ướt gây ra cũng như hiện tượng mối mọt.
- Với mùa hè nắng nóng thì dễ bị cong vênh làm mất vẻ tự nhiên.
- Phải thường xuyên lau chùi vì gỗ rất dễ bắt bụi bẩn.
Thi công lắp đặt lan can
- Bước 1: Tìm điểm ngăn ô chờ, đo đạc xong thì tiến hành căng dây và khoan lỗ. Với việc lắp đặt lan can cầu thang kính sẽ có 2 trường hợp:
- Bước 2: Thi công lắp đặt các trụ cột: Bạn chỉ cần đặt trụ vào lỗ khoan và dùng vít nở chuyên dụng bắt húng lại với nhau. Sau khi đã lắp sau trụ lan can phải đúng tiêu chuẩn và đạt yêu cầu về độ an toàn nhất định.
- Bước 3: Lắp vách kính lan can: Dựa vào sơ đồ kĩ thuật, lắp đặt các tấm vách kính vào đúng vị trí, vặn chặt các vít kính lại, phun keo lên, đảm bảo độ chắc chắn, bền bị không rung lắc cho công trình.
- Bước 4: Lắp tay uống vịn: Bạn phải chắc chắn rằng ở trên đầu trụ phải được hàn cố định. Đối với tay vịn bằng gỗ bạn chỉ cần dùng vít nhưng với tay vịn bằng inox bạn phải dùng phụ kiện chuyên dụng hơn là bulong và phải hàn cố định lại.
- Bước 5: Các nhân viên kĩ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, đảm bảo các mối hàn, ốc vít chặt chẽ, đảm bảo các miếng đệm và tấm đỡ không bị lộ ra ngoài.
- Bước 6: Lau dọn công trình sau khi thi công. Dùng một khăn mềm sạch, vệ sinh các bề mặt kính, ống tay vịn, trụ đỡ cho tới khi sạch bóng.
- Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao.